Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Giới Thiệu Đạo Học Lão Trang

                                        

                          Đạo gia Nguyễn Ngọc Hiếu.


Nguyễn Ngọc Hiếu sinh năm 1973 tại Buôn Ma Thuột, hiện cũng ở tại TP này, tốt nghiệp khoa Anh Ngữ đại học Đà Lạt 1999, nghề nghiệp: viết và dịch sách báo, dạy Đạo Học Lão-Trang. Đọc, học, tư duy Đạo Học Lão Trang từ 1992, đọc giáo sư triết học phương Đông Cao Xuân Huy từ 1998, học thiền từ thiền sư Phật Giáo Vũ Đăng Độ tại TP Buôn Ma Thuột và guru Osho từ 2003. Đêm 21-2-2004, gần ngủ, nằm không hề theo tư thế "ngồi thiền" như thiền nhà Phật, tôi vận dụng thiền của Osho và sơ tổ Độ vào Đạo Học Lão Trang để giải quyết mâu thuẫn cá nhân "Vì sao ta còn ghét thằng hàng xóm thù địch đòi đánh ta?", giải quyết được triệt để, coi ta và thù là Một, từ đó giác ngộ chỉ trong chừng 5 phút thiền. Vì học từ nhiều nhà, và giác ngộ bằng phương pháp thiền nên có thiền sư Phật giáo gọi tôi là "đạo gia thiền tích hợp". Tích hợp là sự kết hợp sâu hơn, rộng hơn, cao hơn, chặt chẽ hơn, hữu cơ hơn là sự tổng hợp.

Đạo Học Lão-Trang, hay còn gọi là Đạo Lão, vào VN từ hàng ngàn năm nay nên đã trở thành tư tưởng VN. Trước khi chủ nghĩa cộng sản vào VN, chúng ta chỉ có Tam Giáo là Nho, Phật, Lão, là đồng văn với Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên. Vì là một nhánh của tư tưởng VN, nên người nào muốn hiểu VN thì cũng phải học Đạo Học. Khi không học tư tưởng VN thì trên đài, báo, ti vi, sách, đại học,v.v... người khác nói, ta không hiểu, ngược lại, am hiểu tư tưởng VN thì ở VN, người khác nói gì ta cũng hiểu.Việc hiểu tư tưởng VN là sơ đẳng, là căn bản, vì thế hiểu Đạo Lão cũng là một việc cơ bản."Đạo Lão", hay "Đạo Học Lão-Trang" mà chúng tôi bàn ở đây là tâm học, là triết học, không phải Đạo Giáo, là tôn giáo, tôn Lão Tử thành "Thái Thượng Lão Quân", tôn Trang Tử thành "Nam Hoa Lão Tiên", thờ Quan Công (Quan Vân Trường thời Tam Quốc bên TQ), thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thành "Đức Thánh Trần", v.v...

Theo Đạo Học Lão-Trang, hay thiền Đạo Học Lão-Trang cho tới giác ngộ, chúng ta được gì? Có 6 đặc điểm của người đã giác ngộ:

1. Biện luận, tranh luận thông suốt, không bao giờ bị bắt bí, kỳ diệu, người thường không có được vì Đạo (còn gọi là cái Một hay Thái Cực trong Kinh Dịch) là cái có thật trong tự nhiên, trong ta. Lấy cái có thật đó ứng ra ngoài đời không bao giờ sai chạy, như Lão Tử nói mà các triết gia Tây Phương sẽ không hiểu là "Không ra khỏi cửa mà biết việc thiên hạ".Những người giác ngộ đạo Phật & thiền Kinh Dịch cũng có khả năng này.
2. Ai nói gì cũng hiểu, do trong Đạo có tất cả. Đạo là tất cả, tất cả là Đạo.
3. Sáng suốt, vì khi đã giác ngộ thì làm gì, nói gì, viết gì cũng là Đạo, do ta đã đồng nhất với xã hội, tự nhiên.
4. Lấy ân báo oán dễ, giống đạo Phật và các nhà giác ngộ Thái Cực của Kinh Dịch. 3 nền triết học này có sự giao thoa chéo, nên ông này có thể hiểu ông kia, hiểu về cái chung, cái tổng quan, còn về chi tiết có thể khác nhau.Không phải luôn luôn lấy ân báo oán, vì ta không phải là Thượng Đế để lúc nào cũng làm tốt mà bị lợi dụng. Có việc xấu cần làm nhưng Đạo Gia lấy lòng nhân đạo đối xử kẻ thù dễ, nên không có hay ít có mâu thuẫn nội tâm.
5. Lúc nào cũng hạnh phúc. Đây là điểm đặc biệt của Đạo Lão, cũng giống đạo Phật & thiền đến giác ngộ của Kinh Dịch.Hạnh phúc này không mô tả được, và không điều kiện, không lệ thuộc vào tài sản, vợ con, nhà cửa, tiện nghi, nghĩa là ở nhà tranh, ăn rau, hay bị vợ chửi vẫn vui vẻ như ở biệt thự, đi BMW,vợ đẹp và hiền đức, con ngoan, tức làm cái mà đạo Nho cho là khó là "bần nhi lạc" - nghèo mà vui.
6. Không mắc lỗi do chủ quan, do đã hết tham, sân, si mà những cái này là gốc của tội ác. Bị mắc lỗi do khách quan như bệnh tật do vi khuẩn, đi lại bị tai nạn giao thông dù là điều mình không muốn thì có nhưng tuyệt nhiên không còn bị mắc lỗi ham sex với phụ nữ đẹp, ham tiền, ham địa vị, quyền lực, ham danh, v.v... dù vẫn cưới vợ, xây nhà, xây tổ ấm, nuôi dạy con trông có vẻ rất bình thường, v.v... Quý vị sẽ hiểu vì sao lại như vậy khi đọc các ebook Đạo Học dưới đây.

Tôi chơi chữ, taoist hay daoist, tiếng Anh có nghĩa là đạo gia, đạo sĩ, đạo nhân để tóm tắt đặc điểm của người giác ngộ đạo Lão, tôi diễn giải những chữ đầu của taoist (daoist) như sau:

T: Te followed (hay de  followed cũng vậy) là theo cái Đức của riêng ta.
A: Anti-dualist: Chống tư duy nhị nguyên.
O: Oneness enlightened: giác ngộ cái Một, tức Thái Cực, tức Đạo.
I: Impermanent: Vô thường (Cái gì cũng vô thường, giống đạo Phật).
S: Sincere: chân thật (Trang Tử gọi đạo gia là Chân Nhân, tức người chân thật)
T: Treating others like myself: Đối xử với người khác như mình (là ân báo oán dễ)

Xin giải thích rõ chứ "đức" (te, de): ánh sáng truyền nhanh và nóng, nam châm thì hút sắt, nước đá thì lạnh, con dế thì biết đá nhau.Đức là cái không vậy không được của vật. Ở con người, người thì nông cạn nhưng lanh trí, người thì sâu sắc nhưng chậm, người thì lợi khẩu nhưng đầu óc thực dụng, không biết học chân lý, v.v... Những cái đó gọi là Đức (như trong Đạo Đức Kinh).

Lão Tử và Trang Tử sống thời Chiến Quốc (khoảng 475-221TCN) ở TQ.
Lão Tử là người nước Sở, huyện Khổ, làng Lệ, xóm Khúc Nhân, ở tỉnh Hồ Nam hiện nay. Ông họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam. Ông làm quan giữ tàng thất nhà Chu.
Ở Chu lâu, thấy nhà Chu suy nên bỏ đi. Đến cửa quan, quan lệnh là Doãn Hỉ nói:”Ngài toan đi ẩn, xin gượng vì tôi để lại bộ sách”.
Lão Tử ở lại, soạn xong bộ sách, ý nói về Đạo, Đức, phân làm hai thiên, gồm trên 5000 chữ, rồi bỏ đi, không biết đời ngài chung cuộc thế nào.
Khoảng đầu thế kỷ trước, những người nghiên cứu tư tưởng Lão Tử đã phát hiện ra tư tưởng của ông không phải là sản phẩm cuối đời Xuân Thu, 722 TCN – 481 TCN (trùm lên thời gian Khổng Tử sống, 551 TCN – 479 TCN), mà là sản phẩm giữa hoặc cuối đời Chiến Quốc , 475 TCN – 221 TCN. Một học giả Nhật Bản, Tân-Điền Tả-Hữu-Cát, nêu ra: một đối tượng công kích của Lão Tử là “nhân nghĩa” nhưng đời Khổng Tử chưa có phạm trù ghép này. Đến Mạnh Tử (Sống thời Chiến Quốc) thì “nhân nghĩa” mới thành tiêu ngữ của Nho Giáo. Đoạn kể Khổng Tử hỏi lễ Lão Tử trong Sử Ký có lẽ là ngụy thư.
Tư tưởng triết học của Lão Tử có ảnh hưởng rất lớn ở Trung Quốc, từ cổ đại đến tận ngày nay. Những nhà triết học duy vật lớn nhất của Trung Quốc như Hàn Phi (thời Chiến Quốc), Vương Sung (đời Đông Hán), Vương Phu Chi (cuối đời Minh), v.v… đều xây dựng hệ thống tư tưởng của mình trên cơ sở triết học tự nhiên của Lão Tử. Tống Nho là Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy, v.v… thì dựa trên Lão Tử để xây dựng vũ trụ quan cho Nho Giáo.
Hégel (1770-1831), thiên tài triết học cổ điển Đức, chê tư tưởng Khổng Tử là nghèo nàn và khẳng định Lão Tử mới thật là đại biểu tinh thần của thế giới cổ đại Đông phương.
Sử gia Tư Mã Thiên viết về Trang Tử (365-286TCN) khá vắn tắt: "Trang tử, người đất Mông, tên Chu, làm quan lại ở Vườn Sơn (Tất Viên)" sau đó sống ẩn dật cho đến cuối đời. Nhưng điều chắc chắn là Trang Tử sống cùng thời với Mạnh Tử và Huệ Thi thời Lương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương. Đất Mông được xác định nằm trong đất Tống, thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) ngày nay. Trang Tử là một trong những nhà tư tưởng đặc biệt vào loại hạng nhất thời ấy, rất giỏi kể chuyện, có sức tưởng tượng vô cùng phong phú.

Xuất phát điểm khác nhau, nhưng khi giác ngộ thì người hành đạo, thiền đạo sống trong cõi giới gần người giác ngộ đạo Phật. Trước chúng tôi thì chưa thấy kinh sách nào bàn tới thiền trong Đạo học. Chúng tôi là người phát hiện thiền trong đạo Lão.

Trong 2 ebook sau, cuốn Đạo Học Lão-Trang: Nguồn Hạnh Phúc viết rõ từ lý thuyết đến thực hành Đạo Học Lão-Trang, quý độc giả nên đọc cuốn này trước để hiểu Đạo Học "trong thế kỷ 21", không thấy khó hiểu như đọc cổ văn Lão-Trang, thêm nữa cuốn này khái quát hóa đầy đủ các vấn đề Đạo Học. Có độc giả nói rằng cuốn Đạo Học Lão-Trang: Nguồn Hạnh Phúc viết với văn phong "mạnh, sáng, rõ, giác ngộ".Cuốn thứ hai Bình Giảng Đạo Đức Kinh không có phần thực hành, không có thiền nhưng làm sáng tỏ Đạo Học. Chúng tôi sẽ đưa lên Bình Giảng Nam Hoa Kinh của Trang Tử và Bình Giảng Xung Hư Chân Kinh của Liệt Tử sau. Lão, Trang, Liệt là 3 đại tổ sư Đạo Học.



Ebook thứ hai: Bình Giảng Đạo Đức Kinh của Lão Tử.

Ebook thứ ba: Bình Giảng Xung Hư Chân Kinh của Liệt Tử.

Tôi bảo đảm người nghèo nhất cũng học Đạo Lão qua tôi được, ebook và giải đáp các vấn đề Đạo Học cho tới giác ngộ là miễn phí.Cái tôi giỏi nhất là ĐH Lão-Trang, tôi dạy cái này qua mạng tốt.Giỏi cái gì thì làm nghề ấy, tôi muốn mình có một nghề là nghề giác ngộ người khác. Tôi có câu "danh ngôn Đạo Học": "Của đạo gia là của chung và của chung là của đạo gia".Tôi thì tâm luôn tĩnh, làm được cái Nho Gia xưa cho là khó, là cao là "bần nhi lạc" (nghèo mà vui). Quý vị đọc cuốn Đạo Học Lão-Trang:Nguồn Hạnh Phúc sẽ rõ điều ấy. Ở người giác ngộ, chúng tôi nói vui và hay dùng chiêu yêu kẻ thù, lấy ân báo oán là "Như Lai thần chưởng", "Lão Tử thần chưởng", nhiều lần hiệu nghiệm khi bị người khác ghét, bị người trên đì. Chúng tôi không hề hèn kém, lo lắng quay cuồng kiếm tiền cho nên không bao giờ ép người khác trả tiền cho mình rồi mới cho download.Chúng tôi luôn đối đãi bất cứ ai học Đạo Học bình đẳng với nhau, chúng tôi không phân biệt đối xử giàu,nghèo. Tôi không có cái tôi nên khi bị "lạm dụng chất xám", chúng tôi không bực tức, quý vị in sách tôi kiếm lời, tôi hoan nghênh. 

Quý vị hãy share cái blog này đi cho càng nhiều người càng tốt, vì nó là "chính" đạo, là một nhánh tư tưởng người Việt ta, là sự cách mạng cá nhân căn cơ, triệt để và toàn diện. Cảm ơn quý độc giả.

Liên lạc, xin gửi về:Email: hieudaogia@gmail.com .Địa chỉ: 19A Phan Đình Phùng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Yahoo: daosi05, Skype: ngochieu73, Facebook: www.facebook.com/hieu.nguyenngoc.12764